trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư

Hiện nay trong một số trường hợp bạn đọc sẽ cần tìm hiểu về trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư. Để hiểu rõ hơn về Trung Tâm Dữ Liệu Quốc Gia Về Dân Cư, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau cùng với ACC:

Phat Trien Ung Dung Co So Du Lieu Quoc Gia Ve Dan Cu Phuc Vu Chuyen Doi So 66409217fd8d4bf0ba32391bc330971c

Bạn đang xem: trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư

Trung Tâm Dữ Liệu Quốc Gia Về Dân Cư

1. Trung tâm Dữ Liệu Quốc gia về dân cư 

Ngày 17/8/2020,  Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố Thông tư, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội; đồng thời ra mắt Trung tâm Dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Dự án Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư là dự án công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam từ trước đến nay, nhằm mục đích chuyển đổi phương thức quản lý con người từ phương thức cũ sang phương thức mới ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng sử dụng Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về dân cư, căn cước công dân.

Đây là công việc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ của lực lượng Công an nhân dân mà còn là cốt lõi để xây dựng Chính phủ điện tử, kinh tế số.

2. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là gì?

Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hiểu là tập hợp thông tin cơ bản của tất cả công dân Việt Nam được chuẩn hóa, số hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Các thông tin của công dân được thu thập trên cơ sở dữ liệu quốc gia gồm những nội dung như sau:

a) Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

b) Ngày, tháng, năm sinh;

c) Giới tính;

d) Nơi đăng ký khai sinh;

đ) Quê quán;

e) Dân tộc;

g) Tôn giáo;

Xem thêm: fingertip là gì

h) Quốc tịch;

i) Tình trạng hôn nhân;

k) Nơi thường trú;

l) Nơi tạm trú;

m) Tình trạng khai báo tạm vắng;

n) Nơi ở hiện tại;

o) Quan hệ với chủ hộ;

p) Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó;

q) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp;

r) Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình;

s) Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích.

3. Mối quan hệ giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với những cơ sở dữ liệu chuyên ngành

  1. Các cơ sở dữ liệu chuyên ngành được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân năm 2014.
  2. Thông tin về công dân quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Căn cước công dân năm 2014 có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành phải được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  3. Trong trường hợp thông tin về công dân trong các cơ sở dữ liệu chuyên ngành hoặc giấy tờ đã cấp không phù hợp với thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải theo Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
  4. Việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của các cơ quan, tổ chức phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Căn cước công dân năm 2014 và pháp luật có liên quan.
  5. Chính phủ thực hiện quy định việc kết nối, cập nhật, chia sẻ, khai thác, chỉnh sửa, sử dụng thông tin, lộ trình kết nối giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và cơ sở dữ liệu chuyên ngành.

 

Xem thêm: penetration là gì

Trên đây là toàn bộ nội dung giới thiệu của ACC về Trung Tâm Dữ Liệu Quốc Gia Về Dân Cư gửi đến quý bạn đọc để tham khảo. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc cần giải đáp, quý bạn đọc vui lòng truy cập trang web: https: accgroup.vn để được trao đổi, hướng dẫn cụ thể.