nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

Điện là luôn là thứ cực kỳ quan trọng trong cuộc sống của chúng ta, thiếu điện sẽ làm trì trệ các hoạt động sản xuất, giải trí,… Nhưng nếu không biết quy tắc an toàn khi sử dụng điện thì điện là một thứ nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dùng. Trong bài viết này, Thiết bị cơ khí Lâm Thái Bình sẽ cùng với bạn tìm hiểu an toàn điện là gì? và các quy tắc an toàn khi sử dụng điện, để giúp bạn tránh được những tai nạn về điện.

An toàn điện là gì?

Bạn đang xem: nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

Trước khi đến với các quy tắc an toàn khi sử dụng điện thì ta cần tìm hiểu về an toàn điện là gì?

Ta có thể hiểu an toàn điện là những hệ thống, biện pháp và cách xử lý khi gặp vấn đề để giảm thiểu tối đa khả năng xảy ra tai nạn về điện trong quá trình lắp đặt, sử dụng và sửa chữa điện. Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện có nhiệm vụ giúp con người tránh được những tác nhân gây hại từ dòng điện, hồ quang điện, trường điện từ và tĩnh điện.

an-toan-dien-la-gi

Chính vì những điều trên mà người sử dụng hay thợ sửa điện luôn phải tuân thủ theo những quy tắc an toàn khi sử dụng điện tuyệt đối. Để tránh được những tai nạn về điện như giật điện, cháy nổ hay hỏa hoạn do điện.

Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện

Bây giờ thì Thiết bị cơ khí Lâm Thái Bình sẽ nêu các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Lưu ý là bạn phải luôn nắm vững những quy tắc này để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro xảy ra. Sau đây là 9 quy tắc an toàn khi sử dụng điện.

1. Lắp đặt thiết bị đóng ngắt điện đúng cách

Quy tắc an toàn điện đầu tiên là bạn cần phải thiết kế và lắp đặt các hệ thống điện đúng với nguyên tắc. Sử dụng các loại cầu dao hay aptomat ở đầu các hệ thống điện hoặc các thiết bị điện có công suất lớn để tự động ngắt điện khi có xảy ra sự cố điện như chập cháy, quá tải,…

Bạn cần chọn những loại cầu dao, aptomat phù hợp với công suất của hệ thống hoặc thiết bị điện, có nắp đậy phần mang điện.

2. Chọn vị trí lắp đặt ổ điện, công tắc, cầu dao cho phù hợp

Những thiết bị điện như cầu dao, ổ điện, công tắc,… cần được lắp đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát, cách mặt đất ít nhất 1,4m trở lên. Vị trí lắp đặt cần thuận tiện, dễ sử dụng.

quy-tac-an-toan-khi-su-dung-dien

3. Giữ khoảng cách an toàn với các thiết bị và nguồn điện trong nhà

Bạn và những thành viên trong nhà cần giữ khoảng cách an toàn đối với các thiết bị điện, nguồn điện được lắp đặt trong nhà.

Đặc biệt không nên tùy tiện chạm vào cầu dao, ổ cắm điện nếu không có nhu cầu lắp đặt, sửa chữa. Khi lắp đặt hay sửa chữa các thiết bị điện, cần đảm bảo dòng điện đầu vào đã bị ngắt hoàn toàn.

4. Tránh xa khu vực có điện thế nguy hiểm

Một quy tắc an toàn khi sử dụng điện quan trọng là cần phải tránh xa những khu vực có điện áp cao như trạm điện, máy biến áp công suất lớn,… Để tránh trường hợp phóng điện áp cao gây nguy hiểm đến tính mạng. Đặc biệt là khi trời mưa thì không nên lại gần các khu vực điện thế nguy hiểm.

quy-tac-an-toan-khi-su-dung-dien-3

Những đường dây cao áp phải được lắp thêm các bảng thông báo, đèn báo hiệu. Điều này là quan trọng trong việc đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.

5. Không vừa dùng điện thoại vừa sạc

Quy tắc an toàn khi sử dụng điện này cũng là lỗi mà nhiều người hay mắc phải, đó là vừa sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại, vừa sạc.

Xem thêm: cell wall là gì

Giải thích cho điều này thì ta có thể hiểu khi sử dụng thì điện thoại đang thực hiện chức năng xả năng lượng, còn sạc là chức năng hấp thụ năng lượng. Nếu như vừa sạc vừa sử dụng sẽ khiến điện thoại phải thực hiện cả hai chức năng cùng lúc, điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến pin điện thoại bị chai phồng, có thể phát nổ.

6. Lắp đặt các thiết bị điện

Quy tắc an toàn khi sử dụng điện tiếp theo chính là việc lắp đặt các thiết bị điện. Các thiết bị điện cần được lắp đặt ở nơi khô thoáng, dễ dàng thao tác. Tránh việc lắp các thiết bị điện ở nơi ẩm ướt, đặc biệt các thiết bị sinh nhiệt nên được lắp ở nơi thoáng mát để tránh tình trạng cháy nổ.

Một số thiết bị điện như tủ lạnh, máy giặt,… nên được nối đất để đảm bảo an toàn, tránh rò rỉ điện.

7. Sử dụng các thiết bị điện chất lượng, chính hãng

Việc chọn mua các thiết bị điện cũng rất quan trọng. Bạn nên mua những thiết bị chính hãng đảm bảo về chất lượng để đề phòng rủi ro trong quá trình sử dụng.

8. Trong các trường hợp thiên tai, sấm sét

Các thiết bị điện, đặc biệt là những loại tivi sử dụng ăng-ten để bắt tín hiệu nên được tháo phích cắm trong những trường hợp thiên tai, sấm sét để tránh sét đánh làm ảnh hưởng đến hệ thống điện.

9. Bảo hành các thiết bị điện định kỳ

Quy tắc an toàn khi sử dụng điện này cũng cực kỳ quan trọng đó là bạn nên kiểm tra các thiết bị điện định kỳ để phát hiện sớm những trường hợp rò điện, hở đường dây,… nếu thấy có những dấu hiệu trên thì nên ngắt nguồn điện những thiết bị đó để tiến hành sửa chữa, bảo hành.

Bạn có thể dùng ampe kế, đồng hồ vạn năng để kiểm tra thiết bị có rò rỉ điện hay không.

Xem thêm: Kiểm tra dòng rò bằng đồng hồ vạn năng.

        Cách đo thông mạch bằng đồng hồ vạn năng

Các nguyên tắc an toàn trong khi sửa chữa điện

Ngoài những quy tắc an toàn trong khi sử dụng điện thì bạn cũng nên biết về những nguyên tắc an toàn trong sửa chữa điện để tránh rủi ro tai nạn điện trong quá trình sửa chữa.

  • Cần kiểm tra, xem xét thật kỹ những nguyên nhân gây hư hỏng thiết bị điện để biết được cần phải sửa cái gì, các bước thực hiện và đưa ra phương pháp sửa chữa thích hợp.
  • Trước khi tiến hành công việc sửa chữa cần phải đảm bảo mọi nguồn điện nối đến thiết bị cần được ngắt hoàn toàn. Nhưng thiết bị tích điện thì cần được xả hết để tránh lượng điện tích tụ trong thiết bị gây nguy hiểm.
  • Cần thông báo với những người xung quanh khu vực đang tiến hành sửa chữa. Có thể treo bảng thông báo hoặc rào xung quanh khu vực bị nhiễm điện nếu cần thiết.
  • Trong những khu vực bị rò điện, tránh để chân trần tiếp xúc trực tiếp với nền đất. Có thể đứng trên những vật liệu cách điện khô như nhựa, gỗ hoặc đeo giày, ủng cách điện.
  • Luôn trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, găng tay và ủng cách điện trong quá trình sửa chữa. Những công cụ phục vụ trong quá trình sửa chữa cần có cán được bọc cách điện. Không tiến hành sửa chữa trong những khu vực ẩm ướt.
  • Sau khi đã sửa chữa thiết bị điện xong cần kiểm tra lại tình trạng của thiết bị xem có bị rò điện hay không, dây điện có bị nứt, hở không.

quy-tac-an-toan-khi-sua-chua-dien

Trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn khi sửa chữa điện

Các thiết bị an toàn điện

Ngoài ra, bạn cũng nên biết một vài thiết bị an toàn điện để có thể chọn mua, phục vụ cho công việc sửa chữa, kiểm tra thiết bị điện nếu cần thiết. Những thiết bị an toàn điện này sẽ giúp bạn tránh được tai nạn điện.

  • Găng tay cách điện, găng tay da: là đồ bảo hộ cá nhân không thể thiếu, tránh bị điện giật rất hiệu quả.
  • Quần áo bảo hộ: Đây là những loại quần ống dài và áo tay dài, làm từ chất liệu vải dày, jean hoặc da, có thể cách điện và chống tia lửa hồ quang.
  • Giày, ủng cách điện: Được làm từ cao su với phần đế dày để giúp ta đi đứng trên những khu vực rò điện an toàn.
  • Tấm phủ cách điện: Được làm từ cao su EPDM, có thể phủ lên những khu vực rò điện, để thợ điện đứng cách đất trong quá trình sửa chữa.
  • Line Hose: Là một loại dây dẫn cách điện, làm từ cao su có độ đàn hồi cao.
  • Sào cứu hộ: Làm từ những vật liệu cách điện như gỗ, nhựa với mục đích đưa người bị điện giật ra khỏi khu vực nguy hiểm.
  • Bút thử điện: Dùng để xác định tình trạng điện trong thiết bị hoặc dây điện.

Vậy là Thiết bị cơ khí Lâm Thái Bình đã cùng với các bạn tìm hiểu về an toàn điện là gì? Các quy tắc an toàn khi sử dụng điện. Nếu bạn có bất kỳ góp ý hay thắc mắc nào, hãy để lại dưới phần bình luận. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hẹn gặp lại trong bài viết tiếp theo.

Xem thêm: went on là gì